Tin tức
Cùng tìm hiểu các ứng dụng của huyết thanh trong y học
- 16/09/2021 | Huyết thanh là gì? Cách phân biệt huyết thanh và huyết tương?
- 03/12/2020 | Vai trò của huyết thanh là gì trong hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe?
- 30/05/2020 | Điện di protein huyết thanh - Xét nghiệm quan trọng trong bệnh đa u tủy xương
1. Những ứng dụng của huyết thanh trong y học
Trên thực tế, huyết thanh thường được sử dụng trong những trường hợp dưới đây:
1.1. Hỗ trợ chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ không chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng mà còn cần phải dựa vào những chỉ số xét nghiệm. Một số loại bệnh, ở giai đoạn đầu người bệnh gần như không có biểu hiện cụ thể mà chỉ khi thực hiện xét nghiệm mới có thể phát hiện ra bệnh.
Ứng dụng của huyết thanh hỗ trợ các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh
Trong đó, xét nghiệm huyết thanh cũng là một loại xét nghiệm vô cùng quan trọng để hỗ trợ các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân cần được xét nghiệm cả huyết thanh và huyết tương để có được những căn cứ đầy đủ nhất, giúp bác sĩ đưa ra các kết luận chẩn đoán cuối cùng.
Xét nghiệm huyết thanh hữu ích trong việc chẩn đoán một số loại bệnh, đặc biệt là bệnh có thể lây qua đường máu như bệnh HIV/AIDS, bệnh viêm gan B, bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà,…
1.2. Tăng cường miễn dịch
Không chỉ có tác dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh mà huyết thanh cũng có những vai trò nhất định giúp bệnh nhân tăng cường hệ miễn dịch.
Huyết thanh giúp tăng cường hệ miễn dịch
Một số bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch một cách nghiêm trọng thường phải nhờ đến tác dụng của huyết thanh. Với những trường hợp này, các bác sĩ thường chỉ định truyền huyết thanh thông qua đường tĩnh mạch, hoặc có thể tiêm bắp nhắm giúp cơ thể người bệnh được tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, huyết thanh miễn dịch còn có thể giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh khác như bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh sởi, ho gà,…
1.3. Hỗ trợ điều trị bệnh
Huyết thanh của một người bệnh từng mắc một số loại bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh thủy đậu,… sẽ có tác dụng giúp tạo miễn dịch thụ động cho bệnh nhân khác giúp họ có thể chống lại các vi khuẩn gây hại và điều trị hiệu quả những căn bệnh này. Bên cạnh đó, huyết thanh cũng rất cần thiết trong điều trị một số bệnh lý khác.
2. Một số lưu ý khi sử dụng huyết thanh
2.1. Những biến chứng do truyền huyết thanh
Khi truyền huyết thanh, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng. Biến chứng có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày, một số trường hợp có thể xuất hiện sau vài tuần. Cụ thể như sau:
-
Người bệnh có thể bị căng cơ, phù nề, đau tại vùng được tiêm hoặc truyền huyết thanh.
-
Phần tiêm hoặc truyền huyết thanh cũng có thể bị nổi mề đay hoặc cũng có những trường hợp mề đay xuất hiện khắp cơ thể.
-
Người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi ở các khớp tay, chân.
-
Bên cạnh đó, có một số trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc phản vệ, khó thở, suy tim, tụt huyết áp, suy thận cấp,…
2.2. Những lưu ý khi truyền huyết thanh
Để tránh tối đa những biến chứng có thể gặp phải khi truyền huyết thanh và để bệnh nhân nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất, cần lưu ý những điều sau:
Khai thác chi tiết tiền sử bệnh: Trước khi truyền huyết thanh, các bác sĩ cần phải hiểu rõ về tiền sử bệnh của bệnh nhân để đưa ra quyết định phù hợp, tốt cho sức khỏe người bệnh. Nếu bệnh nhân đã từng được truyền huyết thanh, bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng hợp lý, tránh tối đa nguy cơ tác dụng phụ, biến chứng cho người bệnh.
Cần đảm bảo chất lượng huyết thanh trước khi truyền
Test phản ứng: Trước khi truyền huyết thanh, bệnh nhân cũng cần phải trải qua bước test phản ứng để đảm bảo sự an toàn của người bệnh khi truyền huyết thanh. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng NaCL 0,85% pha loãng với huyết thanh theo tỷ lệ 10:1, sau đó dùng 0,1ml tiêm da.
Nếu trong vòng 30 phút, bề mặt da không có biểu hiện bất thường như sưng đỏ hay nổi mẩn thì bệnh nhân có thể được chỉ định truyền huyết thanh. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có phản ứng trên da nhưng nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn nghiêm trọng thì có thể vẫn bắt buộc phải truyền huyết thanh. Với những trường hợp này, cần phải thận trọng về liều lượng và bệnh nhân cần được theo dõi đặc biệt sau khi truyền.
Lựa chọn liều lượng: Để lựa chọn liều lượng phù hợp cho người bệnh, bác sĩ cần phải cân nhắc về một số yếu tố như loại huyết thanh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân, tiền sử bệnh.
Chất lượng của huyết thanh cần đảm bảo theo tiêu chuẩn để tránh tối đa những nguy cơ biến chứng
Đường truyền: Thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm bắp, một số trường hợp có thể được truyền qua tĩnh mạch.
Sử dụng phối hợp: Khi truyền huyết thanh, bệnh nhân cũng có thể được tiêm vắc xin kết hợp để tạo ra một số miễn dịch chủ động.
Chất lượng của huyết thanh: Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Chất lượng của huyết thanh cần đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ y tế để tránh tối đa những nguy cơ biến chứng và đồng thời có hiệu quả cao trong quá trình điều trị cho người bệnh.
Theo dõi sau khi tiêm: Sau khi tiêm, bệnh nhân cũng cần được theo dõi để có thể kịp thời xử lý những vấn đề xảy ra ngoài mong muốn.
Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu của bác sĩ sau khi tiêm. Không được tự ý đắp thuốc lên vùng da được tiêm và nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý.
Trên đây là những ứng dụng của huyết thanh và một số lưu ý khi truyền huyết thanh để có tác dụng tối đa, đồng thời tránh tối đa nguy cơ biến chứng. Bên cạnh các yếu tố đã nhắc đến phía trên, bệnh nhân cũng cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!